Create & Sell sticker in Vietnam - Ship worldwide

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Thanh toán
Hướng dẫn chọn mua & cách sử dụng balo

Hướng dẫn chọn mua & cách sử dụng balo

Mục đích của việc sử dụng balô là nhằm chuyển tải trọng lượng của đồ vật mang theo sang những cơ khỏe, có thể chịu lực của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không chú ý thì việc sử dụng balô có thể gây ra đau nhức thường xuyên ở vùng vai, cổ, lưng... đặc biệt có thể gây nên chứng cong - vẹo cột sống.


VIETNAMOUTFITTER.COM có một số lưu ý với quý khách khi chọn mua & sử dụng balo để bảo đảm sức khoẻ cho người dùng đồng thời giữ cho balo được bền đẹp.

1. Lưu ý khi chọn mua balo:

Nên chọn những loại balô có quai đeo ở 2 bên nhằm phân phối trọng lượng đều trên 2 vai. Dây đeo phải rộng & được nhồi bông hoặc lót vải mềm. Nếu dây đeo có thiết kế thoáng khí & có trợ lực thì càng tốt. Tuyệt đối không nên chọn loại balô có dây đeo nhỏ & hẹp vì khi sử dụng, dây đeo sẽ hằn sâu lên bờ vai, gây khó khăn trong việc lưu thông máu.

Đối với dân leo núi hoặc thường xuyên đem theo nhiều đồ nặng trong balo thì nên chọn loại balo có thêm dây đeo chằng ngang qua bụng - hông (thường gọi là "đai bụng") nhằm phân phối lực đều trên các cơ. Không nên chọn những loại balô quá lớn so với nhu cầu thực sự của bạn.

Hầu hết balô đều có dây đeo ở phía sau, do vậy cần kiểm tra kỹ mặt sau của balô, nơi tiếp xúc trực tiếp với lưng khi sử dụng. Nên chọn loại balo mà mặt sau được bọc vải mềm hoặc có lót thêm bông. Nếu thiết kế lưới thoáng khí thì càng tốt - điều này đặc biệt có ích trong những ngày nóng nực.


2. Lưu ý khi sử dụng:


Đeo balo đều trên 2 vai, không nên chỉ sử dụng 1 dây đeo vì dễ làm tổn thương cơ vai, đặc biệt khi đồ đạc quá nặng. Ngoài ra việc đeo 1 dây còn khiến trọng lực dồn qua 1 bên quai & có thể khiến dây balo nhanh hỏng, đứt vì phải chịu lực gấp đôi.

Chỉ nên mang theo những đồ vật thật sự cần thiết trong balo. Không nên mang quá nhiều đồ nặng. Trọng lượng tối đa cho phép có thể mang là 15% trọng lượng của cơ thể. (VD: người cân nặng 60kg thì chỉ nên đeo balo chứa đồ nặng tối đa là 9kg). Nếu thật sự cần phải mang nhiều đồ, nên chọn những đồ nào cần cho vào balo, còn lại nên cầm ngoài tay để giảm bớt sức đè lên cơ thể.

Nên sắp xếp đồ đạc hợp lý nhằm tiết kiệm không gian. Những vật nặng nên cho vào giữa để tránh làm cho balo bị chòng chành khi di chuyển. Khi cúi xuống, nên gập cong hai đầu gối, không nên chỉ cúi người xuống bằng cách gập phần cơ thể từ hông trở lên. Điều này sẽ rất hữu ích khi mang nhiều đồ đạc, sách vở trong balo.

Trong trường hợp bạn cảm thấy không thật sự thoải mái khi đeo balo, cần chú ý theo dõi các biểu hiện đau vai & các thương tổn khác như sưng tấy, nổi mẩn đỏ... do sử dụng balo vì đó có thể là những dấu hiệu thương tổn ban đầu.


3. Mang balo đúng cách:

Nắm 2 tay vào 2 dây phía quai trước balo, kéo về phía trước cho balo chặt vào cơ thể. Việc này sẽ làm giảm tối đa lực đè lên các cơ vai và hông

Chỉnh miếng đệm vai bằng cách di chuyển lên xuống cho đến khi đúng vị trí (khi cảm thấy thoải mái)

Điều chỉnh đai trợ lực ở phía đỉnh balo (đối với balo phượt leo núi chuyên dụng)

Một số balo sẽ có thêm còi cứu hộ sử dụng trong các trường hợp cấp cứu (The North Face, Columbia, Coleman...)

4. Trọng lượng chứa đồ theo thiết kế tiêu chuẩn của cặp & balô như sau:


- Balo dây rút (túi rút, túi dù): 1 - 1,5kg (tuỳ theo kích thước túi)
- Cặp, túi: 4 - 8kg (tuỳ theo loại cặp, kích thước cặp)
- Balo Laptop: 5 - 10kg (tuỳ theo loại balo, kích thước balo)
- Balo du lịch, leo núi: 5 - 15kg (tuỳ theo loại balo, kích thước balo)


5. HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN, SỬ DỤNG BALO LEO NÚI, BALO DÃ NGOẠI


Độ dài chuyến đi: bạn dự định một chuyến đi 2 ngày 1 đêm hay đi 1 tuần hay dài hơn nữa?
Phong cách đi dã ngoại: Bạn thích kiểu balô trọng lượng nhẹ, hay balô đem lại sự thoải mái khi đeo? Đồ dùng, thiết bị đi dã ngoại của bạn có cồng kềnh không, hay là nhẹ và tiết kiệm diện tích?
Thân hình: chiều dài lưng.

PHÂN LOẠI BALÔ THEO ĐỘ DÀI CHUYẾN ĐI VÀ THẾ TÍCH

Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về kích cỡ balô (được đo bằng lít), thường sử dụng tốt cho việc đi dã ngoại khi thời tiết ấm. Với những chuyến đi khi thời tiết lạnh hơn, bạn cần balô lớn hơn. Những người đi dã ngoại với hành lý siêu nhẹ thường chọn loại balô nhỏ hơn so với gợi ý ở dưới đây.



Độ dài chuyến đi 

Thể tích (lít)

Dã ngoại ngắn ngày (1–3 đêm) 35–50
Dã ngoại nhiều ngày (3–5 đêm) 50–80
Dã ngoại dài ngày (nhiều hơn 5 đêm) Trên 70




Balô dã ngoại ngắn ngày (1–3 đêm; 35–50 lít)


Những người đi dã ngoại ưa sự hiểu quả sử dụng các thiết bị mới, ít cồng kềnh có thể dùng loại balô này cho những chuyến đi từ 1 đếm 3 đêm. Hãy cẩn thận bởi hành lý nhẹ đồng nghĩa với việc bạn cần có kỷ luật và kế hoạch rõ ràng. Nếu bạn có thể làm được thì hiệu quả mạng lại rất tuyệt vời.


Balô dã ngoại nhiều ngày (3–5 đêm; 50–80 lít)


Loại balô này khá phổ biến, chúng là lựa chọn tốt cho những chuyến dã ngoại kéo dài 3 đến 5 ngày ở những vùng khí hậu ấm. Thể tích balô từ 50 đến 80 lít nên cũng có thể sử dụng cho đi trượt tuyến, dã ngoại ở những vùng hẻo lánh, đôi khi có thể sử dụng trong những chuyến đi 2 ngày.


Balô dã ngoại dài ngày (trên 5 đêm; 70 lít hoặc lớn hơn)

Balô dã ngoại dài ngày thường dùng cho các chuyến đi trên 5 ngày hoặc được dùng khi lượng hành lý lớn,

khoảng 70 lít trở lên. Chúng cũng được lựa chọn sử dụng cho:


Leo núi vào mùa đông, thường kéo dài nhiều hơn 1 đêm. Balô to để có thể thoải mái mang thêm quần áo, túi ngủ sưởi ấm và một chiếc lều 4 mùa (thường có thêm nhiều cọc lều kèm theo).


Đi dã ngoại cùng trẻ em, bạn sẽ muốn mang rất nhiều đồ dùng, thiết bị dành cho trẻ em giúp chúng có được trải nghiệm đi dã ngoại tuyệt vời nhất.


Balô leo núi có các tính năng thông dụng như:

  • Có khả năng thu gọn balô tới trọng lượng tốt thiểu (tháo nắp đậy, khung balô, đai hông) để sử dụng khi vượt núi.
  • Hẹp hơn, bóng bẩy hơn và đôi khi có chất lượng cao cấp hơn các loại balô thông thường, cho phép cử động tay không bị vướng víu.
  • Có một số nút dây buộc để gắn các vật dụng vào bên ngoài balô.
  • Dây ràng: được may phía ngoài balô làm dây đai, tạo thành các vòng móc dụng cụ như mũ bảo hiểm hay các công cụ khác.
  • Một miếng gắn đế giày có móc sắt được gia cố để tránh các móc đinh sắt làm thủng balô.
  • Vòng móc dụng cụ trên đai hông hoặc phần dưới balô, hữu dụng như là một vị trí để kẹp, gắn dụng cụ.

CÁC DÂY ĐAI ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Đai ngực :

Dây đai ở giữa ngực này cho phép bạn kết nối hai quai đeo vai, tăng độ ổn định.

Sử dụng hiệu quả khi đi dã ngoại ở những địa hình không bằng phẳng, khó di chuyển, có thể khiến balô của bật bị lật, sốc bất ngờ khiến bạn mất thăng bằng.

Đai đỡ hành lý :

Được gắn liền vào phía trên quai đeo vai và nối với phần trên của khung balô, tạo một góc 45 độ (lý tưởng nhất) giữa quai đeo vai và balô.

Giữ cho đai chặt (không chặt quá), đai này sẽ giúp phần trên của balô không bị đẩy xa ra khỏi người bạn.

CÁC LOẠI KHUNG BALÔ: 

Balô khung trong: Phần lớn balô được bán hiện nay có khung trong ôm trọn thân người đeo, được thiết kế để giữ thăng bằng, ổn định trên địa hình không bằng phẳng, trên đường mòn.


Balô khung ngoài: Balô khung ngoài có thể là một sự lựa chọn hợp lý nều bạn mang theo hành lý nặng, hoặc các vật dụng lạ. Ví dụ khuân vác một chiếc thuyền kayak bơm hơi ra hồ hoặc đi tới vùng hẻo lánh với các thiết bị khảo sát? Một chiếc balô khung ngoài sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất trong trường hợp này. Balô khung ngoài cũng cung cấp nhiều lựa chọn để sắp đặt dụng cụ, thiết bị.


Balô không khung: Dành cho những người sùng trang bị siêu nhẹ, những người muốn đi leo núi nhanh với hành lý đơn giản. Họ có thể sử dụng balô không khung hoặc balô leo núi mà khung có thể tháo rời để giảm trọng lượng.


CÁC TÍNH NĂNG CỦA BALÔ

Ngăn chính balô:


Nắp mở balô trên đầu là kiểu tiêu chuẩn. Những vật dụng không cần thiết cho đến cuối ngày thì để ở phía dưới.

Một số balô có khoá kéo phía trước hoặc khoá kéo bên hông, giúp bạn dễ dàng hơn để lấy các vật dụng nằm sâu trong balô


Ngăn đựng túi ngủ: Đây là một ngăn có khóa kéo gần đáy balô. Đây là một tính năng hữu dựng của balô khi bạn không muốn phải mang một thêm một túi đựng để chứa túi ngủ. Ngăn đựng túi ngủ cho phép bạn lấy túi ngủ ra một cách dễ dàng.

Nắp balô: Có nhiều loại balô có phần nắp kéo khoá, sử dụng để chứa các vật dụng như kính râm, thuốc chống côn trùng, máy ảnh, đồ ăn vặt, bản đồ. Một số lắp balô có thể tháo rời khòi balô và cải tiến thành đai hông để sử dụng cho những chuyến đi vào ngày.

Túi balô Thường có:

Túi đàn hồi bên hông: Túi kiểu này phẳng khi rỗng nhưng giãn ra khi đựng các vật dụng như chai nước, cọc lều, …

Túi đai hông: Những túi này được thiết kế để chứa những vật dụng nhỏ để tiện sử dụng như điện thoại, đồ ăn vặt, gel năng lượng, …


Túi xẻng: Những loại túi này đơn giản là một nắp túi được khâu vào phía trước balô với một khoá cài trên đầu. Được thiết kế ban đầu để đựng xẻng tuyết, nay được sử dụng trên rất nhiều balô 3 mùa với mục đích chưa bản đồ, áo khoác hay các vật dụng nhỏ lẻ khác.


Túi trước: Đôi khi được thêm vào phía bên ngoài túi xẻng. Những túi này có thể đựng các vật dụng nhỏ hơn, ít cồng kềnh hơn.


Hệ thống thoáng khí: Đây là điểm trừ của dòng balô khung trong. Phần lớn thời gian, balô nằm trên lưng bạn nên khả năng lưu thông khí bị giảm, khiến lưng bạn nhanh ra mồi hôi. Những người thiết kế balô đã khắc phục vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ, chế tạo những lỗ thoáng khi gắn liền vào mặt lưng balô.

Một số balô được chế tạo một tấm lưới lửng ở mặt lưng balô. Thiết kế dạng “bạt nhún” này đẩy khung balo ra xa khỏi lưng bạn một vài cm. Lưng bạn thay vì dựa vào balô thì này được dựa lên một tấm lưới thoáng khí.

Đệm lót: Nếu bạn đang sử dụng balô trọng lượng nhẹ với vùng đai hông và tấm đệm thắt lưng tối giản tới ở mức tối thiểu, bạn có thể cảm thấy bị đau ở một số điểm trên hông và lưng dưới. Nếu trường hợp này xảy ra, hãy cân nhắc tới việc sử dụng một miếng đệm lót đai hông.

Vị trí gắn vật dụng: Nếu bạn thường xuyên du lịch với một chiếc rìu phá băng hoặc gậy leo núi; hãy để ý đến những vòng móc (tool loops) để gắn vật dụng nằm phía ngoài balô. Hiếm balô du lịch nào không có ít nhất là 2 vòng móc.


PHỤ KIỆN BALÔ

Áo mưa balô: Vải bên ngoài balô thường có một lớp phủ chống thấm. Tuy nhiên balô có những đường may và khoá kéo khiến nước có thể thấm qua, và lớp vải bên ngoài balô cũng vấn thấm một chút nước trong khi trời mưa nặng hạt.

Giải pháp ở đây là một tấm áo mưa balô. Áo mưa balô có thể đơn giản là một túi ni-lông thường dùng đựng phế thải (rẻ nhưng trông luộm thuộm) cho đến một tấm áo mưa balô được thiết kế đúng nghĩa.

Nếu bạn dự đoán trời sẽ mưa, hãy mang theo áo mưa balô. Một sự thay thế khác đó là gói gọn các thiết bị vào trong một túi khô, túi chống nước. Túi khô với trọng lượng nhẹ có thể là một sự lựa chọn tốt hơn khi trời mưa và gió mạnh; bởi gió mạnh có khả năng bất ngờ thổi bay mất áo mưa balô

Túi nước dã ngoại: Gần như tất cả balô đều có một bao để đựng túi nước dã ngoãi (thường đường bán riêng lẻ) công thêm với 1 hoặc 2 ống hút nước.

 

Nguồn: Sưu tầm

← Bài trước Bài sau →

MR. THI
0989837485

B2B@stickerfactory.vn

MS. JESSIE NHƯ
0927344504

B2B@stickerfactory.vn

HOTLINE
02877707778

CSKH@stickerfactory.vn

FOLLOW US ON INSTAGRAM