Create & Sell sticker in Vietnam - Ship worldwide

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Thanh toán
HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN MŨ BẢO HIỂM TỐT

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN MŨ BẢO HIỂM TỐT

Có rất nhiều vụ tai nạn để lại hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm có chất lượng kém, sai quy cách. Một chiếc mũ bảo hiểm tốt phải đảm bảo được tác dụng giảm chấn, bảo vệ phần đầu khỏi tác động của va chạm, từ đó giảm tối đa nguy cơ thương tích và chấn thương sọ não. Vậy như thế nào là một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo được những yếu tố trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem!


Yếu tố 1 : Chọn mũ  bảo hiểm vừa vặn hơn đẹp mã

Chúng ta sẽ nói đến mức độ vừa vặn đầu tiên vì đó chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng và cảm giác thoải mái suốt quãng đường trường. Một chiếc mũ vừa vặn sẽ bảo vệ bạn tốt hơn so với một chiếc nhập khẩu giá vài trăm đô la thiết kế rộng hơn so với cỡ đầu của bạn. Và ngay cả khi tự tin với tay lái của mình thì một chiếc mũ vừa vặn vẫn sẽ làm bạn hài lòng hơn. Khoảng trống trong mũ gây tiếng gió hay những điểm tiếp xúc lỏng lẻo gây cọ xát có thể không làm bạn quá bận tâm khi đi quãng đường ngắn. Nhưng với đường trường và những chuyến đi dài thì quả là một cách tra tấn.

Để chọn một chiếc mũ vừa vặn bạn cần phải quan tâm đến 2 thứ: khuôn hình đầu và kích cỡ đầu. Một số loại mũ có thể điều chỉnh bên trong bằng những tấm pad có thể tháo rời. Tuy nhiên tốt nhất là nên biết trước yêu cầu của bản thân mình giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm một chiếc mũ ưng ý.


Nhận dạng khuôn đầu 

Để thuận tiện thì chúng ta sẽ chia ra thành 3 loại chính: Oval-tròn, Oval-vừa và Oval-dài. Bạn cũng cần nhớ rằng chiều dài hay hình dạng mặt, hay kiểu cằm không có ảnh hưởng đến hình dạng đầu.Một chiếc mũ không phù hợp có thể gây áp lực lên trán (do quá tròn) hoặc lên hai bên thái dương (do quá oval). Khi bạn chọn mua mũ, tốt nhất nên đeo từ 30 đến 45 phút trước khi lên xe để xem có bị ép chặt vào phần đầu nào không. Những điểm tiếp xúc đó có thể không quá khó chịu nhưng sau một thời gian dài sẽ gây đau đầu.


Số đo vòng đầu 

Sử dụng thước dây để đo vòng đầu, số đo được lấy từ điểm ngay trên lông mày tới điểm cuối ở phía sau đầu. Sau đó tra cứu bảng kích cỡ của nhà sản xuất mũ, chú ý thông số của nhà sản xuất có thể ở đơn vị inch. Một số thương hiệu làm mũ to hoặc nhỏ hơn số liệu một chút, vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ những review về sản phẩm trên mạng hoặc những người đã sử dụng. Một chiếc mũ không đúng kích cỡ có thể lỏng lẻo và di chuyển quá nhiều hoặc quá chật dẫn đến không vừa khít vào trong khuôn đầu của người dùng. Một chiếc mũ phù hợp sẽ chỉ có thể di chuyển một chút do có lực bám chắc chắn vào da hoặc tóc người đội giúp ngăn chặn những chuyển động không mong muốn.

Chiếc mũ phù hợp sẽ tạo cảm giác ôm đều quanh vòng đầu và hơi bó ở gò má. Bình thường thì một chiếc mũ vừa in khi mới “đập hộp” sẽ hơi lỏng hơn sau vài tháng sử dụng. Vòng bảo vệ đầu thường co lại khoảng 5% còn tấm bảo vệ má co lại từ 15-20%. Đội một chiếc mũ vừa khít là tốt chỉ khi bạn không bị đau đầu.


Yếu tố 2: Chọn mũ phù hợp với xe

Tư thế của bạn trên xe như thế nào? Với dáng ngồi thẳng trên những chiếc Harley Davidson thì dòng mũ phù hợp nhất là touring. Với sport-touring hay naked-bike có dáng ngồi hơi nghiêng một chút, một chiếc mũ có kính chắn gió sẽ phù hợp trong trường hợp này, lựa chọn thường thấy là dual-sport và mũ đua.

Với những chiếc xe ngồi có tư thế nghiêng hắn người ra trước như sport-bike, yếu tố khí động học là quan trọng nhất là khi di chuyển với vận tốc cao. Mũ đua được thiết kế chuyên dùng cho yếu tố này, thậm chí một số còn có cánh gió để giúp dòng khí lưu thông ổn định hơn.

Một điều dễ nhận thấy là mũ nửa đầu và mũ ¾ bảo vệ người dùng kém hơn so với những loại mũ kể trên do thiếu phần bảo vệ cho vùng mặt và cằm. Tuy nhiên những chiếc mũ này cũng có lợi thế nhất định, đó là tầm nhìn tốt hơn, thông thoáng hơn, nhẹ nhàng hơn cùng với đó là tiếp xúc hằng ngày với gió sương mưa nắng và thỉnh thoảng là mùi hương đồng gió nội mộc mạc khó quên. Phù hợp với những chuyến trip ngắn!

Loại mũ nửa đầu đơn giản bảo vệ đỉnh đầu của bạn. Loại mũ này thường không được khuyên dùng đối với những người lái xe mô tô.


Yếu tố 3: Hiểu rõ tiêu chuẩn an toàn của chiếc mũ bảo hiểm 

Một chiếc mũ đẹp không có nghĩa là một chiếc mũ đó sẽ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Vậy có những tiêu chuẩn an toàn nào cho chiếc mũ bảo hiểm của bạn? Có hai cách đo lường độ an toàn của mũ bảo hiểm phổ biến: đầu tiên là kiểm định theo tiêu chuẩn của luật pháp của một đất nước hay thành phố và một cách nữa là kiểm định qua một nhà giám định thứ ba.

Với cách đầu tiên, có những tiêu chuẩn phổ biến là DOT (Department of Transportation) ở Mỹ, ECE R22.05 ở châu Âu hay AUS 1698-1006 ở Úc. Với những nhà sản xuất sử dụng các tiêu chuẩn này, các tổ chức, ví dụ như DOT chẳng hạn, sẽ cho phép sản phẩm lưu hành trên thị trường rồi tự tay kiểm định sản phẩm. Nên nhớ vì là bắt buộc nên DOT chỉ là tiêu chuẩn tối thiểu để lưu hành trên thị trường.

Còn cách thứ hai, nhà sản xuát mũ bảo hiểm ra một sản phẩm mới, họ sẽ gửi mũ đến cho nhà kiểm định để lấy chứng nhận chất lượng. Chiếc mũ sẽ phải trải qua quy trình kiểm định ngẫu nhiên với mỗi kích cỡ mũ cũng như mỗi lô hàng sản xuất. Nếu vượt qua bài kiểm tra nguyên vẹn thì nhà sản xuất mới được phép dán lên logo của SNELL hay SHARP lên sản phẩm của mình. Logo đó như một minh chứng cho chất lượng của chiếc mũ cũng như tên tuổi của nhà sản xuất.

Khi lựa chọn chiếc mũ bảo hiểm, hãy đảm bảo nó đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tối thiểu bằng việc nhìn vào nhãn DOT hoặc Snell, nó đại diện cho con dấu chấp thuận của Bộ giao thông Hoa Kỳ và quỹ tưởng niệm Snell. Cả hai tổ chức này đều có các bài thử nghiệm đối với:
  • Tác động – Khả năng hấp thụ shock của mũ bảo hiểm
  • Độ cứng  – Chiếc mũ bảo hiểm có khả năng chống lại vật sắc nhọn như thế nào.
  • Dây đeo – Chiếc dây quai cằm tố đến mức nào để có thể giữ nguyên chiếc mũ trên đầu mà không bị đứt.
  • Tầm nhìn ngoại biên – Để vượt qua tiêu chuẩn này, chiếc mũ bảo hiểm phải cho phép tầm nhìn tối thiểu là 105 độ ở mỗi bên.

Bạn có thể tham khảo thêm cách chọn mũ bảo hiểm Fullface

Để đảm bảo hơn nữa chiếc mũ bảo hiểm phù hợp nhất với bạn, hãy xem những điều bên dưới để lưu ý khi thử mũ.
  • Miếng đệm má – Chúng nên chạm vào mặt bạn nhưng không được ép quá chặt.
  • Khoảng trống – đảm bảo không có bất cứ khoảng trống nào giữa đầu và mũ.
  • Phần cổ – nếu chiếc mũ bảo hiểm có phần cổ, bạn không nên đẩy chiếc mũ ra khỏi phần sau đầu. 

QUA BÀI VIẾT MONG RẰNG BẠN SẼ HIỂU HƠN VỀ CHIẾC MŨ BẢO HIỂM VÀ TÌM ĐƯỢC CHIẾC MŨ ƯNG Ý ĐỒNG HÀNH TRÊN CÁC CHẶNG ĐƯỜNG SẮP TỚI!

(Nguồn Motorcuocsong; sách khoa học...)




Tags: SAN PHAM VOF
← Bài trước Bài sau →

MR. THI
0989837485

B2B@stickerfactory.vn

MS. JESSIE NHƯ
0927344504

B2B@stickerfactory.vn

HOTLINE
02877707778

CSKH@stickerfactory.vn

FOLLOW US ON INSTAGRAM