Create & Sell sticker in Vietnam - Ship worldwide

Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Thanh toán
12 THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG NGÀNH IN BAO BÌ SẢN PHẨM

12 THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG NGÀNH IN BAO BÌ SẢN PHẨM

KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGÀNH IN BAO BÌ SẢN PHẨM

12 thuật ngữ, khái niệm ngành in và sản xuất bao bì sản phẩm phổ biến nhất:
 

1. Kích thước bao bì 

2. Tràn lề file thiết kế bao bì 

3. In proof  

4. Bình trang  

5. Xuất film bao bì  

6. Tram 

7. Tìm hiểu thông số tram 

8. Bảng kẽm bao bì 

9. In vỗ bài 

10. In AB 

11. In tự trở 

12. Nhíp trong sản xuất bao bì


Nếu bạn đang cần thiết kế, in ấn hay sản xuất một sản phẩm bao bì như hộp giấy, túi giấy, POSM… thì việc hiểu rõ ý nghĩa một số thuật ngữ cơ bản trong ngành này là thực sự cần thiết.

Điều đó không chỉ giúp bạn dễ dàng làm việc với đơn vị sản xuất bao bì, mà còn giúp bạn có cái nhìn sâu hơn quá trình tạo ra một sản phẩm bao bì thực sự chất lượng.


1. Kích thước bao bì sản phẩm

Trong ngành in bao bì sản phẩm, khi nói về kích thước thành phẩm là kích thước cuối cùng của bao bì được mang vào sử dụng. Có thể chia kích thước bao bì thành hai loại:

  • Kích thước phủ bì là kích thước ở mặt ngoài của bao bì
  • Kích thước lọt lòng là kích thước mặt trong của bao bì – mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

Kích thước khổ trải là kích thước của sản phẩm được dàn trải trên một mặt in.
 

bao bì Khang Thành

 

2. Tràn lề sản phẩm bao bì

Tràn lề là phần in dư ở các đường mép bao bì so với thiết kế gốc.

Vì sao phải tràn lề?

Mặc dù công nghệ ngày càng hiện đại để giảm thiểu sai lệch khi cấn, bế sản phẩm, tuy nhiên để đảm bảo cho các đường cắt sản phẩm bao bì được sắc nét, gọn gàng nhất, công ty bao bì thường để tràn lề khoảng từ 1 – 5 mm trên thiết kế.

 

bao bì Khang Thành


3. In proof bao bì sản phẩm

Là bản in mẫu dùng để kiểm tra màu file thiết kế. Bản in proof dùng để khách hàng ký duyệt màu sắc bản in, đây là tiêu chuẩn để in canh bài in offset về màu sắc. So với in nhanh hay in lazer màu thì in proof có chế độ phân giải màu sắc tương đồng với máy in offset nên được sử dụng để in mẫu.

bao bì Khang Thành


4. Bình trang bao bì

Là công việc sắp xếp các mẫu thiết kế cho phù hợp với khổ giấy in và cách in offset. Phù hợp với khổ giấy là tùy vào khổ giấy chọn in chúng ta sẽ sắp xếp các mẫu thiết kế để vừa khổ giấy chọn in. Mặt khác, bình trang còn cần phù hợp với cách in offset là in theo kiểu nào: AB hay Tự trở. Khi bình trang lưu ý đến việc bù hao: cắt xén, bắt nhíp...
 

bao bì Khang Thành

 

5. Xuất film

Sau khi bình trang, để bản in có thể sử dụng được các lần sau thì chúng ta nên xuất film. Tùy vào số màu sắc in chúng ta có thể xuất phim theo từng màu: C, M, Y, K… mỗi màu tương ứng là một lá film. Sau khi kiểm tra kỹ về độ chính xác về độ chồng màu, tram... thì chuyển film sang bộ phận in.
 

in offset bao bì giấy


6. Tram

Tram là điểm ảnh. Một hình ảnh trên mẫu bao bì thì có chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm, chỗ lợt. Để in ra, ta cần phải in được những lớp mực dày mỏng khác nhau tương ứng với chỗ đậm lợt trên hình ảnh.

Tuy nhiên, các phương pháp in hiện nay chỉ cho phép in được lớp mực có độ dày như nhau, do đó, để giải quyết vấn đế, người ta đã nghĩ ra một giải pháp.

Thay vì in những lớp mực có độ dày mỏng khác nhau để tái tạo hình ảnh, người ta sẽ chia và in tấm ảnh bằng những điểm nhỏ (gọi là điểm tram). Điểm tram nhỏ thì vùng đó sẽ sáng hơn, điểm tram lớn thì vùng đó tối hơn. Khi nhìn vào hình ảnh, mắt ta sẽ có cảm giác hình ảnh có độ sáng tối như hình ảnh gốc.

Tram dùng để in các hình ảnh có độ đậm lợt, sáng tối.

 

7. Thông số tram

Thông thường, xuất phim in offset trên giấy Couche thì xuất tram 175, giấy Ford thì xuất tram 150, kéo lụa hình ảnh thì xuất 80-100. Một số nơi sử dụng công nghệ CTP ra kẽm trực tiếp thì có thể xuất ra tới 300dpi.
 

bao bì Khang Thành

 

8. Bản kẽm

Sau khi nhận film nhà in tiến hành tráng bản kẽm để tiến hành in. Mỗi lá file màu tương ứng với một bản kẽm. Lắp kẽm vào máy in để in vỗ bài.
 

bao bì Khang Thành
Màu C, M, Y, K khi được bóc tách thành các lớp màu riêng biệt

 

9. In vỗ bài

Là hiện tượng các thợ in canh bài in, họ sẽ điều chỉnh 4 bản kẽm chồng một cách tuyệt đối lên nhau và canh màu sắc cho đúng với bảng in proof.
 

10. In AB

Là cách in mà hai mặt giấy hoàn toàn khác nhau. In một mặt thứ nhất (A) xong là phải thay toàn bộ bộ kẽm mới để in mặt thứ 2 (B). Nên phải duyệt in vỗ bày lại. In AB giá thành cao hơn in Tự trở vì phải xuất 2 bộ film, công in mắc hơn gấp đôi, lượng giấy in vỗ bài cũng nhiều hơn in Tự trở.
 

 

11. In Tự trở

Là cách in hai mặt của khổ giấy in hoàn toàn giống nhau. In xong một mặt sẽ trở đầu lại in mặt thứ 2. Chỉ tốn có một 1 bộ film và một công in, lượng giấy in cũng ít hơn in AB.

Trường hợp không thể bình trang theo kiểu tự trở thì phải bình theo kiểu AB. In AB thường áp dụng cho binh trang báo, tạp chí, catalogue... Để quyết định chọn in AB hay tự trở tùy thuộc vào người phụ trách tính toán sau cho giá thành thấp nhất.

 

12. Tay nhíp

Là một tay kẹp giấy để đưa vào máy in và chuyển sang các trục in các màu. Phần giấy bị kẹp sẽ không được in, diện tích giấy để tay kep bắt nhíp là 1-2 cm x với chiều dài khổ giấy chọn bắt nhíp.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

MR. THI
0989837485

B2B@stickerfactory.vn

MS. JESSIE NHƯ
0927344504

B2B@stickerfactory.vn

HOTLINE
02877707778

CSKH@stickerfactory.vn

FOLLOW US ON INSTAGRAM