
"Ông tổ" ngành in - Johannes Gutenberg
- Người viết: Lê Thanh Như lúc
- DISCOVERY PRINTING
- - 0 Bình luận
Cha ông còn là một nghệ nhân kim hoàn nên đã truyền nghề cho ông rất tận tâm. Ông còn có cơ hội đến sống ở Strasbourg để nâng cao tay nghề trong ngành khắc chữ trên đồ trang sức nên ý tưởng chế tạo ra loại máy in cũng ấp ủ từ đây.Thời đó hầu hết những quyển sách đều được viết bằng tay nên rất khó đọc. Tuy cũng có những loại sách được in bằng phương pháp khắc chữ (tương tự như chữ Braille dành cho người khiếm thị) nhưng thường rất đắt, chỉ có những người giàu có mới có khả năng mua được.
Gutenberg khi đó rất thích thú đọc những quyển sách in mà ba mẹ anh cùng những người bạn giàu có của họ có được. Và anh thường cảm thấy tiếc cho những người nghèo khó không đủ tiền để mua những cuốn sách được in ấn như vậy. Và cuối cùng ông tự nhủ sẽ quyết tâm chế tạo ra một loại máy in giúp việc in ấn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn với chi phí thấp.
Chặng đường gian nan
Nghĩ là làm, ông bắt tay vào việc thực hiện đồ án của mình. Tuy nhiên mọi việc không suôn sẻ như ông vẫn tưởng. Một cách kiên trì, ông thử nghiệm hết phương pháp in này đến thuật in khác nhưng đều thất bại. Và cuối cùng ông không còn tiền để theo đuổi ước mơ của mình. Không đầu hàng, ông kêu gọi sự giúp đỡ từ những người bạn. Lúc này ông gặp được một người bạn tên là Fust vốn là một thợ rèn rất giàu có đã đồng ý trợ giúp tiền cho ông. Thế nhưng lần này lại không thành công và người bạn không còn đủ kiên nhẫn đã khởi tố ông ra toà vì tội lừa đảo. Toà xử Fust thắng và thế là toàn bộ phân xưởng cùng những trang thiết bị, máy móc hổ trợ cho cuộc thí nghiệm của ông đều rơi vào tay Fust.
Thế nhưng không nản lòng, Gutenberg vẫn tiếp tục vay tiền từ những người bạn thâm giao khác để sắm dụng cụ nhằm thực hiện tiếp những cuộc thí nghiệm mới. Và lần này quả không phụ công ông, ông cũng đã lần tìm ra được kỹ xảo in mới. Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng. Mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ với duy nhất một chữ trên đóá. Tuy nhiên loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ in bằng kim loại có thể di chuyển được. Bằng phương pháp này, Gutenberg là người đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh. Bộ Thánh Kinh gồm hai tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Đây được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét.
1440: loại máy in kim ra đời. 1462: nghề ấn loát du nhập vào Châu u. 1476: máy in lần đầu tiên hiện diện ở Westminster, Anh. 1518: Loại chữ La mã bắt đầu thay thế kiểu chữ Gôtic |
Jessie Nhu
(Theo World Socialist)
Viết bình luận